KỸ THUẬT MỔ KHÁM GIA CẦM

nguyên tắc mổ khám

tiến hành mổ khám

dụng cụ mổ khám

khu vực mổ khám
thông tin trại

Hỗ trợ khách hàng 24/7 0989114878

icon-cart
0

Kỹ thuật mổ khám gia cầm

04-05-2019
Mổ khám là phương pháp khoa học được thực hiện để xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của con thú. Là công việc rất quan trọng dể cung cấp các thông tin tổng thể về biến đổi bệnh tích đặc trưng trong những bệnh truyền nhiễm trong đàn. Việc mổ khám sẽ giúp ta có định hướng chính xác hơn về nguyên nhân gây bệnh, mức độ trầm trọng của đàn, hay giúp ta có hướng cho việc thu thập mẫu trong các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng (phòng thí nghiệm).

Kỹ thuật mổ khám gia cầm

 

Nguyên tắc mổ khám chung. 

      Mổ khám thực hiện trên thú mắc bệnh, có những biểu hiện lâm sàng tiêu biểu hoặc ngay sau khi thú chết (trong vòng 2 tiếng sau khi chết, để tránh những thay đổi bệnh tích, gây khó khăn trong công tác chẩn đoán bệnh.

    Chọn khu vực mổ khám: là công việc hết sức quan trọng khi mổ khám tại cơ sở chăn nuôi, vì công tác mổ khám sẽ phóng thích mầm bệnh ra môi trường xung quanh, theo chất tiết, phân, máu, hay phát tán vào không khí. Do đó, cần chọn nơi cách xa nguồn nước sinh hoạt, nguồn thức ăn, đường đi lại của công nhân, cũng như động vật, đồng thời khu vực mổ khám phải dễ dàng vệ sinh sát trùng sau khi mổ khám.

    Thu thập thông tin trại, về tình hình trại (lứa tuổi, số lượng gia súc, gia cầm, biểu hiện bệnh, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết, thời gian phát bệnh cách thời điểm mổ khám bao lâu, đã điều trị thuốc gì? Điều trị như thế nào? Kết quả điều trị? Qui trình vắc xin….), để có cái nhìn tổng quan về ca bệnh.

Chuẩn bị dụng cụ: 

  • Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ: khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, thuốc sát trùng
  • Chuẩn bị dụng cụ mổ: dao, kéo, kìm, nhíp, cưa…
  • Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu và ký hiệu mẫu (nếu có làm xét nghiệm): túi zip, tăm bông vô trùng, hóa chất bảo quản mẫu, xi – lanh…bút lông, băng keo…
  • Dụng cụ bảo quản mẫu: thùng đá và đá khô…, formalin

Tiến hành mổ khám 

Hủy não hoặc cắt tiết gia cầm (hủy não có thể sẽ làm mất bệnh tích ở não)

Sau khi thú chết, tiến hành mổ và quan sát

  • Quan sát tổng quan bên ngoài: màu sắc của da, dịch mắt, dịch mũi, vùng lông quanh hâu môn, đánh giá thể trạng…
  • Tách da vùng bụng để bộc lộ cơ ức và cơ đùi, đồng thời đánh giá bệnh tích cơ (viêm, xuất huyết, hoại tử cơ).
  • Cắt đôi xương và cơ ức để bộc lộ các nội quan bên trong, kiểm tra các hệ thống cơ quan:
    • Hệ thống hô hấp và tim: đánh giá tình trạng túi khí (màu sắc, những bất thường), kiểm tra phổi (viêm, phù, tích dịch, tích casein…), cắt và kiểm tra khí quản, rồi kiểm tra lên vùng đầu: xoang mũi, dịch mũi. Tim: biến đổi trên cơ tim, màng bao tim.

       

    • Hệ tiêu hóa: thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, hậu môn.
    • Kiểm tra hệ thống miễn dich: lách, túi Fabricius, mảng lympho trên ruột…
    • Kiểm tra hệt tiết niệu: thận

       

    • Kiểm tra cơ quan sinh sản: buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch hoàn.

       

    • Ngoài ra chúng ta cần kiểm tra thêm: Niêm mạc hậu môn, niêm mạc mắt, dây thần kinh đùi, não,

Sau khi ghi nhận những biến đổi về bệnh tích của các cơ quan, chúng ta cần tổng kết lại và đánh giá kỹ lưỡng để định hướng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Trường hợp bệnh tích không rõ ràng, cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để tăng độ chính xác của công tác chẩn đoán. Đây là công việc rất quan trọng, yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Dọn dẹp và vệ sinh khu vực mổ khám 

  • Xác mổ khám: đốt hoặc bọc kín bằng túi nilon, bạt rồi chôn sâu kèm xịt thuốc sát trùng.
  • Khu vực mổ khám: xịt sạch rồi tiến hành phun thuốc sát trùng.

Copyright © 2020 Dược Thú y OLIVER. All rights reserved. Design by Nina
Đang online: 15 | Thống kê tháng: | Tổng truy cập:
Gọi điện SMS Chỉ đường